Bí quyết uống rượu không hại gan

Được đăng bởi Nguyễn Đức Bách Ngày

Không nên uống các thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin trước, trong hay sau khi uống rượu vì sẽ càng gây thêm độc cho gan.
Trong khi uống rượu nên ăn thức ăn nhiều đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), tránh uống khi đói, hạn chế uống nước, không dùng chung với các thức uống có gas vì sẽ làm tốc độ hấp thu cồn gia tăng.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các tổn thương gan do rượu gây ra.


  • Rượu phá hủy gan như thế nào ?

Rượu là một độc chất đối với cơ thể, khi uống rượu gan là cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Nếu uống ít và không liên tục thì gan còn đủ khả năng và thời gian để hoá giải chất độc, còn nếu uống quá nhiều thì gan bị kiệt sức và rượu sẽ trực tiếp phá hủy tế bào gan.

Rượu hủy hoại gan theo 3 giai đoạn: đầu tiên làm tăng tích trữ mỡ tế bào gan gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, rồi gây viêm gan mạn tính. Quá trình này kéo dài dẫn tới phá hủy các tế bào gan, làm mất dần phần gan khỏe mạnh và thay thế vào đó là các tế bào xơ gan.

Quá trình này diễn ra âm thầm trong thời gian dài nên chỉ thỉnh thoảng có những đợt người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức làm việc, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, sợ thức ăn nhiều dầu mỡ, hay bị nổi mụn nhọt, mẩn ngứa dị ứng…

Khi bị xơ gan nặng, bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi kéo dài, sút cân, vàng da, vàng mắt, cổ trướng, phù chân… Ở nam giới có biểu hiện vú to, teo tinh hoàn, lông tóc thưa. Ở phụ nữ kinh nguyệt không đều, vô sinh.

Lúc này xuất hiện hàng loạt các biến chứng như: nhiễm trùng dịch cổ trướng, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu, suy thận, ung thư gan, hôn mê gan…
Rượu phải uống – gan vẫn khỏe

Cách tốt nhất để bảo vệ gan là hạn chế tối đa rượu bia, thậm chí bỏ hẳn rượu bia càng tốt. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều người phải uống rượu vì tính chất đặc thù của công việc hay do mối quan hệ xã hội. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ giới hạn có thể uống rượu để không gây hại cho gan.

Theo thống kê, mỗi ngày uống 40g cồn nguyên chất (tương đương khoảng 100ml rượu 400 hoặc 800ml bia) liên tục trong 5 – 10 năm sẽ gây ra các bệnh gan mạn tính và xơ gan. Như vậy, nếu bạn là người hoàn toàn khỏe mạnh và có thói quen uống rượu hay vì lý do công việc, giao tiếp mà phải uống rượu, nên cố gắng giảm uống rượu mạnh và chuyển sang uống rượu vang, bia với số lượng vừa phải.

Theo quy ước của Tổ chức Y tế Thế Giới, một đơn vị rượu tương đương 10g cồn nguyên chất (khoảng 30ml rượu mạnh, 100ml rượu vang hoặc 330ml bia), giới hạn uống rượu ở người khỏe mạnh được tính như sau: Nam giới chỉ uống không quá 3 đơn vị / ngày và dưới 14 đơn vị / tuần. Giới hạn này ở nữ giới và người già >65 tuổi là 2 đơn vị / ngày và dưới 14 đơn vị / tuần. Đối với phụ nữ mang thai: hoàn toàn không nên uống, thai phụ cá biệt vẫn sử dụng rượu thì phải dưới 1 – 2 đơn vị / tuần và không được say.

Hầu hết các thuốc giải rượu trên thị trường hiện nay đều can thiệp vào quá trình chuyển hóa của rượu, giúp giảm sinh ra aldehyde (một chất độc với não) từ rượu. Vì vậy, mà người dùng thuốc giải rượu sẽ cảm thấy tỉnh táo lâu hơn và uống được nhiều rượu hơn. Nhưng thực ra lá gan của họ bị nhiễm độc nặng hơn vì tăng lượng rượu uống vào. Vì vậy bạn không nên ỷ lại vào thuốc giải rượu mà uống nhiều rượu bia.



Bài đăng cũ hơn Bài đăng mới hơn

0 bình luận

Để lại bình luận

Xin lưu ý, bình luận phải được phê duyệt trước khi đăng

Scroll To Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large Boxed Medium
Facebook chat